Giấy phép kinh doanh vận tải là gì? Nó có phải là tài liệu bắt buộc mà các chủ xe ô tô, chủ doanh nghiệp vận tải cần phải có nếu muốn kinh doanh vận tải hàng hóa hay hành khách bằng xe ô tô. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các quy định liên quan tới giấy phép kinh doanh vận tải cũng như thủ tục cấp giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải trong những nội dung của bài viết này!
Giấy phép kinh doanh vận tải là gì?
GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI LÀ GÌ?
Giấy phép kinh doanh vận tải hay còn thường được gọi ngắn gọn là giấy phép con là một tờ giấy chứng nhận xe và chủ xe, chủ doanh nghiệp đảm bảo đủ điều kiện để lưu thông và kinh doanh dịch vụ vận tải. Nói một cách khác xin giấy phép kinh doanh vận tải chính là xin giấy thông hành cho chiếc xe ô tô muốn lưu thông kinh doanh vận tải tại Việt Nam. Ngoài ra cũng cần lắp thiết bị định vị cho xe với mục đích kinh doanh vận tải.
>>> Thông tin về: Thiết Bị Giám Sát Hành Trình Cao Cấp TG102LE
Thiết Bị Giám Sát Hành Trình Hợp Chuẩn TG102SE
Giấy phép kinh doanh vận tải do trực tiếp Sở Giao thông vận tải cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung Ương cấp với tên gọi là GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ. Giấy phép này thường có thời hạn 7 năm, tức là đến thời hạn của giấy phép chủ xe cần đăng ký cấp lại để đảm bảo cho xe lưu thông đúng quy định, không bị xử phạt hành chính. Trong trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng hoặc nội dung đăng ký có sự thay đổi, chủ sở hữu xe có thể báo cáo và đề nghị cấp lại tại Các sở giao thông vận tải tỉnh/thành phố chủ quản.
MỨC PHẠT CHO LỖI KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI
Giấy phép KDVT là quy định bắt buộc của pháp luật đối với các xe kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách. Vì thế nếu kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Đăng ký kinh doanh và Giấy phép kinh doanh vận tải thì sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
- Phạt tiền từ 3 triệu đến 4 triệu đồng với các chủ sở hữu xe là cá nhân
- Phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng đối với các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hoặc hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải
Điều này được quy định rõ tại Khoản 4, Điều 28, Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
>>> Xem thêm: Xử phạt xe không có phù hiệu mất bao nhiêu tiền?
THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải
Nhiều chủ xe thường e ngại các thủ tục hành chính nhà nước và nghĩ rằng thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải phức tạp nên thuê các bên dịch vụ làm. Điều này thực sự khiến các chủ xe mất thêm chi phí không cần thiết bởi thủ tục xin cấp giấy phép KDVT bằng ô tô không quá phức tạp. Chúng tôi khuyên các chủ xe nếu không cần quá gấp hay không có thời gian thì mới thuê các bên dịch vụ xin cấp giấy phép giúp.
Trình tự thực hiện xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải
Thủ tục xin cấp giấy phép KDVT trải qua 2 bước như sau:
- Đơn vị kinh doanh vận tải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh đến Sở Giao thông vận tải của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi mình cư trú
- Cơ quan cấp giấy phép của Sở tiếp nhận hồ sơ, xử lý, làm việc và trả về kết quả: Sau khi nhận hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra hồ sơ và thông báo tới đơn vị kinh doanh nếu hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung trong vòng 03 ngày làm việc. Trong 05 ngày làm việc cơ quan có trách nhiệm thẩm định và tiến hành cấp Giấy phép kinh doanh vận tải. Nếu không cấp giấy thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp để đơn vị kinh doanh được biết.
Cách thức thực hiện xin giấy phép kinh doanh vận tải
Để xin cấp giấy phép kinh doanh, đơn vị kinh doanh vận tải cần chuẩn bị đủ bộ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải tỉnh hoặc nộp qua đường bưu chính.
Bộ hồ sơ xin cấp giấy phép KDVT
Bộ hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh chuẩn theo đúng quy định bao gồm các tài liệu sau:
- 01 Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu
- 01 Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- 01 Bản sao có chứng thực hoặc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải của đơn vị
- 01 Bản Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ GTVT
- 01 Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi)
- 01 Bản Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ)
LỆ PHÍ XIN GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI
Mức thu lệ phí đối với các đơn vị kinh doanh xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được quy định trong Quyết định số 62/2014/NĐ-CP ban hành ngày 20/08/2014 như sau:
- Lệ phí cấp giấy phép KDVT mới là 200.000 đồng/1 lần cấp
- Lệ phí cấp đổi, cấp lại giấy phép KDVT là 50.000 đồng/1 lần cấp. Sở GTVT sẽ xem xét cấp lại trong các trường hợp do bị mất, hỏng hoặc có thay đổi về điều kiện kinh doanh vận tải có liên quan trực tiếp đến nội dung đã cấp trong giấy phép
Lệ phí xin giấy phép kinh doanh vận tải cần được niêm yết, thông báo công khai và có chứng từ biên lai thu phí đầy đủ trả lại cho người nộp.
Như vậy việc xin giấy phép kinh doanh vận tải theo đúng quy định của pháp luật càng sớm càng tốt là việc nên làm của mọi đơn vị kinh doanh vận tải. Điều này vừa đảm bảo pháp luật vừa giúp các đơn vị tránh bị xử phạt lỗi không có giấy phép kinh doanh vận tải. So với bị xử phạt từ 3 đến 8 triệu đồng, thủ tục xin cấp giấy phép KDVT rất đơn giản với chi phí tối đa 200.000 đồng và thời hạn sử dụng là 7 năm thì không lẽ gì chúng ta không tiến hành xin cấp giấy phép KDVT sớm.